Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các tài liệu, mẫu biểu, vật dụng cần thiết đại diện cho công ty, là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho công việc kinh doanh. Còn gì tuyệt vời và chu đáo hơn khi khách hàng nhìn thấy công ty bạn đồng bộ, chuyên nghiệp, sang trọng nhất. Cơ hội và thành công luôn đến từ đây!
Doanh nghiệp có cần hệ thống nhận diện thương hiệu?
- Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ để quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.
- Nhận diện thương hiệu có 2 loại: nhận diện thương hiệu công ty và thương hiệu sản phẩm.
- Bộ nhận diện sẽ tạo ra sự nhận biết dễ dàng của khách hàng với thương hiệu. Có thể tồn tại thương hiệu theo nhóm sản phẩm hoặc thương hiệu đơn lẻ. Khi chúng ta quảng cáo một nhóm sản phẩm, thương hiệu công ty sẽ được chú ý hơn trong khi khách hàng lại chỉ quan tâm đến sản phẩm hơn thương hiệu công ty nếu đó là thương hiệu đơn lẻ. Lý do rất đơn giản, khách hàng chỉ quan tâm đến cái họ dự định mua chứ ít khi quan tâm đến công ty nào sản xuất ra sản phẩm đó.
Đặt thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu các bạn sẽ có những gì:
Phần 1: Logo thương hiệu và Slogan
Bạn xây dựng một căn nhà như thế nào thì xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như vậy.
Bạn cần có một nền móng thật vững chắc đó chính là Logo, Slogan, Tagline cho việc xây dựng một thương hiệu bền vững. Logo đẹp, ý nghĩa, slogan phù hợp chiếm 50% sự thành bại của một thương hiệu.
Phần 2: Vật dụng văn phòng mang hình ảnh của thương hiệu
Danh thiếp, phong bì thư, giấy mời, brochure, chứng từ, hóa đơn, bút, móc khóa, kỷ niệm chương, …
Phần 3: Đồng phục cho nhân viên
Đồng phục công ty, nón, áo khoác, áo mưa, …
Phần 4: Các sản phẩm khác có gắn thương hiệu:
Leaflet, catalogue, brochure, poster, standee, profile, card visit, ….
Lợi ích của Bộ Nhận Diện Thương Hiệu mang lại.
- Tạo sự chuyên nghiệp, gia tăng độ tin cậy với khách hàng ,giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Gây ấn tượng mạnh với khách hàng, giúp họ ghi nhớ thương hiệu, để họ có thể phân biệt được sản phẩm của bạn so với hàng ngàn thương hiệu khác
- Thu hút vốn đầu tư và dễ chuyển nhượng thương hiệu
- Gia tăng sự tự tin của nhân viên công ty khi đi giao dich với đối tác và gặp mặt khách hàng.
Những lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Để có bộ nhận diện thương hiệu đẹp. Điều cần thiết là có ý tưởng cụ thể, đáng tin cậy, dễ nhớ. Cần có sự đồng nhất trong hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu, bản sắc và đặc trưng cuối cùng cần phải nổi bật, truyền đạt được thông điệp của công ty, doanh nghiệp.
Do đó, hệ thống nhận dạng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng với sự phát triển tổng thể thương hiệu, giúp khách hàng, đối tác nhìn thấy được sự chuyên nghiệp ở doanh nghiệp, công ty.
Quy trình thiết kế nhận diện thương hiệu
Bước 1: Nghiên cứu, nhận diện doanh nghiệp
Trong giai đoạn này, các chuyên gia sẽ nghiên cứu để tạo nên một bức tranh rõ ràng về doanh nghiệp, về những nét đặc trưng, những điểm nổi bật giúp phân biệt được thương hiệu của doanh nghiệp mà không bao giờ nhầm lẫn với một thương hiệu khác.
Điều này không có nghĩa là việc lồng ghép theo ý riêng của các chuyên gia cho thương hiệu của doanh nghiệp. Nhưng thay vào đó là sự thấu hiểu sâu sắc ý muốn của doanh nghiệp, cũng như giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại cho người dùng.
Hơn nữa, người thiết kế cũng nhắm đến các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, không phải chỉ là những khách hàng cũ. Bộ nhận diện thương hiệu là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu của mình, truyền tải thông điệp đến với khách hàng.
Sự khác biệt là điều quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu, mang lại tính độc đáo, nét riêng biệt so với đối thủ. Quá trình nghiên cứu không chỉ ở phương diện là doanh nghiệp mà còn cả đối thủ của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có được một vị thế riêng khi cạnh tranh với các đối thủ khác. Bộ nhận diện thương hiệu góp phần tạo nên sự khác biệt, sự nổi bật cho doanh nghiệp.
Bước 2: Tư duy thị giác của người thiết kế
Đây là giai đoạn mà người thiết kế chuyển dữ liệu thu thập được từ dạng thông tin sang hình ảnh. Làm sao để có thể truyền tải được mục tiêu, giá trị của thương hiệu doanh nghiệp cho người dùng.
Bước 3: Quá trình sản xuất
Logo: Vẽ phát thảo logo doanh nghiệp, phối hợp 2 màu đen trắng. Người thiết kế phải đảm bảo rằng logo phải có sức thu hút để truyền tải thông điệp từ thương hiệu mà không cần tác động của bất cứ màu sắc nào.
Lựa chọn màu sắc: có thể là ý tưởng xuất phát từ phía doanh nghiệp, cùng với việc lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp, và thể hiện được điểm khác biệt của doanh nghiệp.
Chọn font chữ, bố cục, biểu tượng phù hợp, dựa vào sản phẩm hoặc dịch vụ, ngành nghề của doanh nghiệp.
Hệ thống thiết kế: Việc kết hợp giữa các yếu tố trên để hình thành nên bản thiết kế đặc trưng cho thương hiệu doanh nghiệp.
Bước 4: Hoàn thiện và tạo nên các sản phẩm có gắn thương hiệu của doanh nghiệp như trên các poster, brochure quảng cáo, dụng cụ văn phòng, …